You are not connected. Please login or register

Phương pháp chữa bệnh "học trước quên sau" của học sinh

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

hoanghuuanh


Người mới
Người mới

Học trước quên sau là một trong những vấn đề muôn thuở của học sinh. Giải quyết được bài toán này cũng có thể coi là học sinh đã rút ngắn được rất nhiều thời gian trên con đường tìm ra phương pháp ôn thi hiệu quả nhất.
Khi học từng dạng toán, từng chuyên đề thì rất nhuần nhuyễn nhưng khi sang chuyên đề sau thì quên chuyên đề trước, có những bài làm đi làm lại nhưng khi vào làm đề thi lại không thể làm được bài. Đó là "Học trước quên sau".

Giải quyết vấn đề này như thế nào?

Với việc ôn thi (bao gồm cả thi học kỳ, thi THPT quốc gia hay còn gọi là thi đại học), thường có 2 phương pháp học tập như sau:

  • Thứ nhất là phương pháp học tập trung (massed) tức là học cuốn chiếu, học hết phần này rồi học sang phần khác.
  • Thứ hai là phương pháp học giãn cách (spaced learning), tức là học lặp lại kiến thức trong một thời gian giãn cách. Ví dụ như học Vật Lý, học hết dao động cơ, sang sóng cơ rồi lại ôn lại dao động cơ trong một khoảng thời gian nào đó.

Hầu hết, học sinh thích học phương pháp 1 hơn do nó dễ để sắp xếp kế hoạch và tập trung cao độ. Nhưng với chương trình luyện thi thì khác, đề thi gồm toàn bộ các chuyên đề, yêu cầu học sinh phải nhớ toàn bộ kiến thức luyện thi chứ không phải chỉ trong riêng chuyên đề nào.
Như vậy, phương pháp học giãn cách sẽ là phương pháp ôn thi tốt hơn cả. Và điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Cepeda (năm 2006). Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia nếu luyện tập bằng phương pháp giãn cách (spaced learning) thể hiện sự vượt trội so với những người luyện tập bằng phương pháp tập trung (massed) trong 259 trên 271 trường hợp.

Phương pháp học tập giãn cách

Cơ sở để hình thành phương pháp học tập giãn cách là gì?

Năm 1885, Hermann Ebbinghaus ngoại suy các giả thuyết về bản chất theo hàm mũ của sự lãng quên. Trí nhớ (về một thông tin nào đó) sẽ phụ thuộc vào biến số thời gian theo định luật hàm số mũ. Nhà tâm lý thế kỉ Hermann Ebbinghaus cũng đã chứng minh rằng chúng ta thường lãng quên 30 - 40% kiến thức, thông tin thu nhận được trong 20 phút đầu tiên.
Phương pháp chữa bệnh "học trước quên sau" của học sinh 1469505488967
Ông cũng đưa ra giả thuyết rằng tỷ lệ lãng quên cơ bản khác nhau giữa các cá nhân. Sự khác biệt này sẽ được khắc phục bởi những phương pháp, kĩ thuật rèn luyện trí nhớ, và trong đó, phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả nhất là việc lặp lại thông tin một cách thường xuyên.
Theo ông, để duy trì gần như hoàn hảo, việc lặp đi lặp lại cũng cần tối ưu về thời gian, ban đầu có thể cần phải được thực hiện trong vài giờ, sau đó là vài ngày, vài tháng thậm chí là thực hiện sau nhiều năm).
Có thể thấy rằng để chống lại bệnh Học trước quên sau, đây sẽ là phương pháp mang đến hiệu quả tích cực hơn cho học sinh.

Ôn thi theo phương pháp giãn cách như thế nào?

Đối với học sinh ôn thi thì thời gian được để xuất để có hiệu quả tối đa là rà soát các tài liệu trong 24 giờ đầu tiên sau khi biết thông tin là thời gian tối ưu để đọc lại các ghi chú và giảm khối lượng kiến thức bị lãng quên.
Phương pháp chữa bệnh "học trước quên sau" của học sinh 1469505516438
Nhìn vào biểu đồ trên, các em có thể thấy, khi học trên lớp, sau khoảng 40 phút, kiến thức của chúng ta chỉ còn lại từ 70-80%. Việc ôn tập ngày sau 10 phút kể từ khi học, sẽ giúp kiến thức của các em trở lại 100% (ở Lize được gọi giữ “tươi” kiến thức”). Sau 24h tiếp theo, kiến thức của chúng ta lại giảm còn 70-80%, chúng ta tiếp tục ôn tập, kiến thức của chúng ta lại được giữ tươi.
Việc chọn khoảng thời gian tối ưu cho việc ôn tập là hết sức cần thiết. Các khoảng được công bố trong bài báo Pimsleur được đem lại hiệu quả tích cực là: 5 giây, 25 giây, 2 phút, 10 phút, 1 giờ, 5 giờ, 1 ngày, 5 ngày, 25 ngày, 4 tháng, và 2 năm. [3]
Nhưng với kiến thức luyên thi đại học quá năng như ở Việt Nam, học sinh bị gặp 2 vấn đề rất lớn trong quá trình học tập cũng như ôn thi:

  • Một là vấn đề nằm ở chính học sinh khi không thể chủ động sắp xếp kế hoạch học tập hiệu quả.
  • Hai là, có một số học sinh ưu tú, tự vạch ra kế hoạch học tập cho mình nhưng lại chưa giúp mình phát huy hết năng lực.

Nguyên nhân là do chương trình quá nặng, với cách học truyền thống (học nhà thầy cô, ghi chép lại bài, làm đề) thì học sinh không thể cứ lúc lúc, ngày ngày lại ôn lại toàn bộ những kiến thức đã học. Nhất là khi gần kết thúc chương trình học thì việc ôn lại tất cả, toàn bộ một cách càn quét là cực khó, gần như là không thể (ở đây mình đang nói đến việc ôn luyện lại thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần chứ không phải là tổng ôn cấp tốc trong 1,2 tháng cuối). Đấy cũng chính là lí do mà học sinh bị bỏ sót những kiến thức ngóc ngách, tinh tế.

Vậy để ôn thi hiệu quả hơn chúng mình cần:


  • Thứ nhất, có kế hoạch ôn luyện lặp lại được toàn bộ chương trình luyện thi hàng ngày
  • Thứ hai, đảm bảo không bỏ sót bất kì kiến thức ngóc ngách nào

Nếu các bạn ôn thi offline theo cách truyền thống, các bạn hãy tự lập cho mình một thời gian biểu để ôn đi ôn lại kiến thức dựa trên những gì mình cung cấp phía trên nhé.
Còn nếu bạn đang ôn thi online thì đừng quên, Lize là là web luyện thi đại học duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này có ứng dụng các nghiên cứu về tâm lý học giáo dục và khoa học não bộ (Thuyết đường cong lãng quên và hệ thống Leitner) vào việc ôn thi cho học sinh.
Bạn có thể không thông minh nhưng hãy học tập và làm việc đúng phương pháp để đạt kết quả tốt vượt trội nhé!!!

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết