You are not connected. Please login or register

Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm Anh1_ICYB
Cơ sở vật chất hiện đại cùng môi trường học tập năng động tại ĐH Duy Tân giúp học viên Liên thông phát triển được toàn diện bản thân.
Vòng xoáy thu hút và cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực giỏi là một trong những nguyên nhân khiến cán bộ, nhân viên có năng lực và kinh nghiệm… nhưng bằng cấp chỉ ở mức “thường thường bậc trung” đứng trước nguy cơ… mất việc.
Con đường phù hợp nhất cho các đối tượng có thâm niên và kinh nghiệm nhưng đang đi làm đó chính là chọn học Liên thông để có thể vừa học vừa làm. Nắm bắt được nhu cầu đó, năm 2016, Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục triển khai và mở rộng đào tạo Liên thông với nhiều ngành nghề “hot”, giúp học viên có thể chạm tay vào tấm bằng ĐH trong khi vẫn hoàn thành tốt công việc tại nơi làm việc.
Công nghệ Thông tin (IT)
Với những người đang làm việc trong lĩnh vực IT có thể lựa chọn 2 chuyên ngành thuộc mã ngành Kỹ thuật phần mềm tại ĐH Duy Tân để Liên thông là: Công nghệ phần mềm và Kỹ thuật mạng máy tính. Công nghệ thông tin luôn là một trong những lĩnh vực có uy tín và được quan tâm hàng đầu tại ĐH Duy Tân vì nhà trường luôn khá… mạnh tay đầu tư phát triển lĩnh vực này. Theo đó, học viên theo học Liên thông ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ được học tập với đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ trẻ năng động, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao. Học viên cũng sẽ được tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến được chuyển giao từ ĐH Carnegie Mellon (CMU) - là 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ (theo U.S. News 2016) và đồng thời, được học tập theo mô hình CDIO (Conceive/Hình thành Ý tưởng - Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) - mô hình được nhiều đại học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng thành công.
Trong suốt quá trình theo học tại ĐH Duy Tân, học viên sẽ được thực hành tại các phòng học và lab có điều hòa, projector và hệ thống máy tính cấu hình cao, các lab 3D, Mô hình hóa, Chiến tranh Mạng,… sử dụng các thiết bị và phần mềm tiên tiến nhất hiện nay của Cisco, Draytek, Pro Tools, 3DSMax, 3D Maya, Zbrush, Unity, Unreal… Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với hình thức Liên thông từ Trung cấp lên ĐH (trên dưới 2 năm) hoặc từ CĐ lên ĐH (từ 1 đến 2 năm), các học viên sẽ nhận được tấm bằng Cử nhân ĐH, mở ra cho bản thân nhiều cơ hội công việc và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm Anh2_zrxl
ảnh 2: Từ môi trường đào tạo chất lượng của ĐH Duy Tân, sinh viên các ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử, Kiến trúc và Xây dựng đã đạt được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế
Xây dựng và Kiến trúc
Ngành Xây dựng hiện tại đang cần rất nhiều những kỹ sư giỏi để kiến tạo nên những công trình đẹp về hình thức, mạnh về kết cấu cho những đô thị mới, hiện đại ở khắp cả nước và đặc biệt là ở Đà Nẵng, thành phố đang có tốc độ tăng trưởng hàng đầu cả nước về quy mô và dân số. Bởi vậy, trên nền tảng kiến thức đã có về Xây dựng của những người đang đi làm, việc tiếp cận thêm các kiến thức mới trong chương trình đào tạo Liên thông tại ĐH Duy Tân sẽ giúp người học có thêm những kỹ năng và sáng kiến có hiệu quả hơn trong quá trình làm việc. Hiện tại, ĐH Duy Tân tuyển sinh Liên thông 2 chuyên ngành là Xây dựng dân dụng và Công nghiệp và Xây dựng cầu đường. Đặc biệt, trong đợt tuyển sinh Liên thông vào tháng 10.2016, ĐH Duy Tân chính thức tuyển sinh liên thông ngành Kiến trúc cho hệ CĐ lên ĐH, mở ra cơ hội cho các cử nhân CĐ Công nghệ Kiến trúc của các trường trong vùng.
Lựa chọn học Liên thông ngành Kiến trúc và Xây dựng tại ĐH Duy Tân, các học viên sẽ được tiếp cận với nhiều nội dung đào tạo tiên tiến được chuyển giao từ ĐH Bang California ở Fullerton và Cal Poly, San Luis Obispo (CSU-CalState) - những trường hàng đầu bờ Tây nước Mỹ về đào tạo Kiến trúc và Xây dựng. Thời gian đào tạo Liên thông cho khối ngành Xây dựng-Kiến trúc từ Trung cấp lên ĐH là 2,5 - 3,5 năm và từ CĐ lên ĐH là 1,5 - 2,5 năm.
Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử
Hiện tại, đào tạo Liên thông nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử ở ĐH Duy Tân gồm có 2 chuyên ngành là Điện tử viễn thông và Điện tự động. Đối với nhóm ngành này, ĐH Duy Tân tuyển sinh Liên thông từ bậc CĐ lên ĐH với thời gian đào tạo từ 1,5 - 2,5 năm.
Không ngừng quan tâm và chú trọng đầu tư cho nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử, ĐH Duy Tân đã xây dựng 5 phòng thí nghiệm và 3 Trung tâm với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, phục vụ hữu ích cho công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong đó có thể kể đến như: Phòng thí nghiệm Viễn thông cao cấp (AT), Phòng thí nghiệm Điện tử, Robotica, Trung tâm Điện-Điện tử CEE (nghiên cứu ứng dụng)... giúp học viên thực hành và nâng cao triển vọng nghề nghiệp ngay từ những bài học sát với thực tế từ trường Duy Tân.
Mọi thông tin về Tuyển sinh Liên thông có thể tìm hiểu chi tiết tại http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Hoặc trực tiếp liên hệ Ban Tư vấn Tuyển sinh Đại học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Tel.: (0511)3650403- 3653561. Fax: (0511)3650443
Hotline: 0905.294.390 - 0905.294.391 - 1900.966.900
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sinh viên khởi nghiệp với dự án “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”
 
 Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng.
Trong thời đại công nghệ tự động hóa, ý tưởng về những chú robot thay thế con người làm việc nặng nhọc không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), các nhà nghiên cứu trẻ đã có những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp với dự án có tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”.
Nhóm nghiên cứu gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Các bạn đã mất hơn một năm nghiên cứu và xây dựng ý tưởng. Theo bạn Lưu Quang Thành, đại diện nhóm cho biết thì sản phẩm được ra đời dựa trên những tìm hiểu và ghi nhận của nhóm về công việc kiểm tra các mối hàn cơ khí ở các nhà máy đóng tàu.
Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm 1473127344-anh-1
Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm 1473127344-anh-2
Robot có kích thước tương đối nhỏ gọn, với đầu dò siêu âm và tích hợp camera ghi nhận hình ảnh
Kiểm tra các mối hàn trên thân tàu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, bởi với một con tàu có kích thước và tải trọng lớn thì công sức cũng như chi phí bỏ ra cho công tác nhân công và lắp đặt giàn giáo là không hề nhỏ. Từ thực tế đó, các bạn có suy nghĩ: Phải làm sao để cải tiến năng suất công việc mà lại tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc?
Có ý tưởng, nhóm bắt đầu bắt tay vào quá trình “hiện thực hóa” đề tài. Sau nhiều lần lắp ráp và chạy thử nghiệm, sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.
Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm 1473127344-anh-3
Các thành viên trong nhóm trình bày nguyên lý hoạt động của robot tại Sự kiện StartUp Unitour 2.
Khi hoạt động, robot sẽ tự động chạy theo các đường mối hàn, đầu dò siêu âm sẽ phát hiện và ghi nhận – đánh dấu lỗi tại các mối hàn (nếu có), sau đó sẽ báo thông tin từ khu vực lỗi về cho người điều khiển xử lý. “Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí, kể cả góc nghiêng hoặc thẳng đứng 90 độ.
 
“Nhóm em tạo ra sản phẩm này với hy vọng tăng chất lượng công việc kiểm tra lỗi mối hàn tại các thân tàu và giảm chi phí cũng như sức người cho các khâu thực hiện. Ví dụ như chi phí để kiểm tra lỗi tại một con tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn và kích thước lớn phải lên đến cả tỉ đồng và mất rất nhiều thời gian kiểm tra. Công nhân phải leo trèo để dò lỗi rất tốn công. Trong khi chỉ cần một vài con robot thì mọi vấn đề đã được xử lý đơn giản”, bạn Lưu Quang Thành cho biết.
Liên thông tại ĐH Duy Tân: Lấy bằng Đại học ngay khi đang đi làm 1473127344-anh-4
“Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí.
Theo như chia sẻ của Thành, nguyên lý hoạt động và thiết kế cho phép robot  hoạt động thuận lợi hơn rất nhiều so với con người, chính vì thế mà bên cạnh việc nâng cao chất lượng công việc thì nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng cũng được giảm thiểu.
Hiện tại, trường ĐH Duy Tân và nhóm nghiên cứu đã phối hợp với nhà máy đóng tàu Sông Thu thử nghiệm mô hình robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu tại công xưởng trước khi đưa vào sản xuất rộng rãi. Đề tài cũng đã được triển lãm tại sự kiện StartUp Unitour 2 vừa qua tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đề tài trên, nhóm đã thực hiện và giới thiệu những dự án về robot khác như: Robot hàn vỏ tàu tự động, robot thăm dò khuyết tật bồn chứa xăng dầu, robot làm nhẵn bề mặt mối hàn…Hy vọng với sự sáng tạo của bản thân nhóm cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà trường, nhóm nghiên cứu sẽ thành công trên con đường khởi nghiệp từ những chú robot “made by…sinh viên” của mình.
Đoàn Lê

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết