You are not connected. Please login or register

Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sáng ngày 22/9/2016, Đoàn Thanh niên Đại học Duy Tân phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Tp. Đà Nẵng tổ chức Chiến dịch tình nguyện “Những giọt máu hồng” tại sảnh 254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng. Đây là đợt hiến máu tình nguyện thứ 3 trong năm của Đại học Duy Tân và là một trong những hoạt động Chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên (15/10/1956 - 15/10/2016).
  Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 294A1976c
Đông đảo sinh viên Duy Tân hào hứng tham gia hiến máu nhân đạo
 Không quản ngại thời tiết mưa gió, ngay từ sáng sớm đông đảo sinh viên Duy Tân đến từ nhiều Khoa và nhiều khóa khác nhau đã xếp hàng đăng ký hiến máu. Lần thứ 4 tham gia hiến máu, sinh viên Phan Thị Khánh Ly (Lớp K20 YDH1) chia sẻ: “Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử đẹp để sinh viên chúng em thể hiện được tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ cũng như trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Cũng thông qua hoạt động ý nghĩa này, em biết được hiến máu cũng rất tốt cho sức khỏe, thu thập được nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cho bản thân, giúp em có một cơ thể khỏe mạnh.”
 Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 294A1969c
  Bác sĩ làm các xét nghiệm trước khi tiếp nhận máu
500 đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chiến dịch tình nguyện “Những giọt máu hồng” tại Đại học Duy Tân sẽ mang đến cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn thêm nhiều niềm vui và hy vọng. Trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Đại học Duy Tân tiếp tục phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm tiến tới Chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên như: Hội thi tuyên truyền về HIV/ AIDS và Sức khỏe Sinh sản, Hội thi Trực tuyến hiểu biết về Hội liên hiệp Thanh niên, Đưa sinh viên tham gia cuộc thi “Huấn luyện viên cấp 1 thành phố”,...

 (Truyền Thông)

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sinh viên khởi nghiệp với dự án “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”
 
 Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng.
Trong thời đại công nghệ tự động hóa, ý tưởng về những chú robot thay thế con người làm việc nặng nhọc không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), các nhà nghiên cứu trẻ đã có những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp với dự án có tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”.
Nhóm nghiên cứu gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Các bạn đã mất hơn một năm nghiên cứu và xây dựng ý tưởng. Theo bạn Lưu Quang Thành, đại diện nhóm cho biết thì sản phẩm được ra đời dựa trên những tìm hiểu và ghi nhận của nhóm về công việc kiểm tra các mối hàn cơ khí ở các nhà máy đóng tàu.
Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 1473127344-anh-1
Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 1473127344-anh-2
Robot có kích thước tương đối nhỏ gọn, với đầu dò siêu âm và tích hợp camera ghi nhận hình ảnh
Kiểm tra các mối hàn trên thân tàu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, bởi với một con tàu có kích thước và tải trọng lớn thì công sức cũng như chi phí bỏ ra cho công tác nhân công và lắp đặt giàn giáo là không hề nhỏ. Từ thực tế đó, các bạn có suy nghĩ: Phải làm sao để cải tiến năng suất công việc mà lại tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc?
Có ý tưởng, nhóm bắt đầu bắt tay vào quá trình “hiện thực hóa” đề tài. Sau nhiều lần lắp ráp và chạy thử nghiệm, sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.
Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 1473127344-anh-3
Các thành viên trong nhóm trình bày nguyên lý hoạt động của robot tại Sự kiện StartUp Unitour 2.
Khi hoạt động, robot sẽ tự động chạy theo các đường mối hàn, đầu dò siêu âm sẽ phát hiện và ghi nhận – đánh dấu lỗi tại các mối hàn (nếu có), sau đó sẽ báo thông tin từ khu vực lỗi về cho người điều khiển xử lý. “Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí, kể cả góc nghiêng hoặc thẳng đứng 90 độ.
 
“Nhóm em tạo ra sản phẩm này với hy vọng tăng chất lượng công việc kiểm tra lỗi mối hàn tại các thân tàu và giảm chi phí cũng như sức người cho các khâu thực hiện. Ví dụ như chi phí để kiểm tra lỗi tại một con tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn và kích thước lớn phải lên đến cả tỉ đồng và mất rất nhiều thời gian kiểm tra. Công nhân phải leo trèo để dò lỗi rất tốn công. Trong khi chỉ cần một vài con robot thì mọi vấn đề đã được xử lý đơn giản”, bạn Lưu Quang Thành cho biết.
Sinh viên DTU hào hứng với Chiến dịch Tình nguyện “Những giọt Máu hồng” 1473127344-anh-4
“Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí.
Theo như chia sẻ của Thành, nguyên lý hoạt động và thiết kế cho phép robot  hoạt động thuận lợi hơn rất nhiều so với con người, chính vì thế mà bên cạnh việc nâng cao chất lượng công việc thì nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng cũng được giảm thiểu.
Hiện tại, trường ĐH Duy Tân và nhóm nghiên cứu đã phối hợp với nhà máy đóng tàu Sông Thu thử nghiệm mô hình robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu tại công xưởng trước khi đưa vào sản xuất rộng rãi. Đề tài cũng đã được triển lãm tại sự kiện StartUp Unitour 2 vừa qua tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đề tài trên, nhóm đã thực hiện và giới thiệu những dự án về robot khác như: Robot hàn vỏ tàu tự động, robot thăm dò khuyết tật bồn chứa xăng dầu, robot làm nhẵn bề mặt mối hàn…Hy vọng với sự sáng tạo của bản thân nhóm cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà trường, nhóm nghiên cứu sẽ thành công trên con đường khởi nghiệp từ những chú robot “made by…sinh viên” của mình.
Đoàn Lê

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết