You are not connected. Please login or register

Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh"

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Tại Cuộc thi Microsoft Imagine Cup Vietnam 2016 tổ chức vào tháng 4/2016, giải nhất của cuộc thi đã thuộc về Dự án Smart Garden – “Vườn rau thông minh” của đội thi DTU đến từ Đại học Duy Tân (Đà Nẵng).
Dự án này đã đại diện cho Việt Nam tham gia Vòng Chung kết Imagine Cup Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy không giành kết quả cao tại đấu trường quốc tế, nhưng với những gì đã làm được, Smart Garden vẫn là tín hiệu khả quan về tiềm năng phát triển của sáng tạo và khởi nghiệp trẻ.
Được trưng bày tại khuôn viên sự kiện StartUp Unitour 2 diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 28/8 vừa qua, Smart Garden đã thu hút khá nhiều sự quan tâm từ khách tham quan. Theo chia sẻ của bạn Phan Hồng Sang, đại diện nhóm DTU thì Smart Garden là một sản phẩm được xây dựng trên nền tảng Universal Windows Platform, ứng dụng các công nghệ tiên tiến của Microsoft hiện nay là Power BI và Azure Machine Learning , cùng với hệ thống cảm biến phục vụ cho việc cung cấp nguồn rau quả sạch cho cộng đồng.
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1472440356-m1
Cây rau trồng theo phương pháp truyền thống với Smart Garden
Người dùng có thể chạy ứng dụng trên nhiều thiết bị từ smartphone, máy tính bảng cho đến máy tính cá nhân. Theo đó, người dùng có thể quản lý hệ thống vườn cây của mình từ xa thông qua kết nối Internet tại bất cứ đâu.
Những tính năng cơ bản của Smart Garden có thể vận hành tự động hoặc bán tự động, bao gồm: Điều khiển hệ thống trực tiếp từ các thiết bị di động và máy tính, theo dõi các điều kiện trồng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…), đưa ra gợi ý về các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, chăm sóc cây thông minh, giám sát quá trình chăm sóc với biểu đồ trực quan, giám sát tình trạng cây trồng 24/7 qua camera, cảnh báo khi có sự cố gây nguy hại cho vườn cây. Đặc biệt ở tính năng cảnh báo, người dùng có thể xử lý sự cố thông qua việc “ra lệnh” hệ thống tưới nước, bón phân,…
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1472440356-m2
Cây rau trồng theo phương pháp thủy canh hiện đại với Smart Garden
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1472440356-m3
Smart Garden được tích hợp những tính năng hiện đại phục vụ cho việc trồng rau sạch
Cây trồng trong hệ thống Smart Garden có thể được trồng theo phương pháp truyền thống bằng đất và phương pháp thủy canh hiện đại, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, được giám sát và chăm sóc 24/7 nên hầu như không mắc sâu bệnh. Khung giàn trồng cây được thiết kế đơn giản để lắp đặt dễ dàng và thuận tiện ở nhiều mô hình trồng trọt như: Văn phòng, hộ gia đình, nông trường,… Theo dự tính của nhóm, nếu sản phẩm được triển khai và nhân rộng ra thị trường thì chi phí là 10 triệu (với phương pháp thủy canh) và 2 triệu (với phương pháp trồng cây truyền thống).
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1472440356-m4
Cây rau trồng với Smart Garden cho năng suất cao và an toàn với người sử dụng
Những tính năng nói trên được các chuyên gia đánh giá là thiết thực trong bối cảnh vấn đề thực phẩm bẩn đang nhức nhối. Việc chạy đua theo lợi nhuận, sử dụng hóa chất độc hại đã gây ra tình trạng tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Nhiều hộ gia đình đã và đang bắt đầu chú ý tới việc trồng rau sạch tại nhà, nhưng không phải ai cũng có thời gian, kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng trọt.
Chính vì vậy mà sự ra đời của những hệ thống như Smart Garden là một giải pháp khả thi, với tiêu chí “sạch – thông minh – thân thiện”. Người trồng có thể tiếp thu những kiến thức được cung cấp từ hệ thống để có hướng trồng trọt cho riêng mình. Những kiến thức này được các bạn thu thập và chọn lọc từ những nghệ nhân làm vườn giàu kinh nghiệm và những nguồn thông tin đáng tin cậy, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Đó cũng là một trong những mục tiêu mà nhóm hướng tới, ai cũng có thể tự trồng được rau sạch, ai cũng có thể trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp với Smart Garden.
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1472440356-m5
Smart Garden thu hút nhiều sự quan tâm của khách tham quan tại StartUp Unitour 2
Bạn Phan Hồng Sang chia sẻ: “Trong tương lai, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống theo hướng hiện đại hơn, trong đó có việc tích hợp chức năng cảnh báo sâu bệnh bằng camera và sử dụng năng lượng mặt trời để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống”.

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sinh viên khởi nghiệp với dự án “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”
 
 Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng.
Trong thời đại công nghệ tự động hóa, ý tưởng về những chú robot thay thế con người làm việc nặng nhọc không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), các nhà nghiên cứu trẻ đã có những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp với dự án có tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”.
Nhóm nghiên cứu gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Các bạn đã mất hơn một năm nghiên cứu và xây dựng ý tưởng. Theo bạn Lưu Quang Thành, đại diện nhóm cho biết thì sản phẩm được ra đời dựa trên những tìm hiểu và ghi nhận của nhóm về công việc kiểm tra các mối hàn cơ khí ở các nhà máy đóng tàu.
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1473127344-anh-1
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1473127344-anh-2
Robot có kích thước tương đối nhỏ gọn, với đầu dò siêu âm và tích hợp camera ghi nhận hình ảnh
Kiểm tra các mối hàn trên thân tàu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, bởi với một con tàu có kích thước và tải trọng lớn thì công sức cũng như chi phí bỏ ra cho công tác nhân công và lắp đặt giàn giáo là không hề nhỏ. Từ thực tế đó, các bạn có suy nghĩ: Phải làm sao để cải tiến năng suất công việc mà lại tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc?
Có ý tưởng, nhóm bắt đầu bắt tay vào quá trình “hiện thực hóa” đề tài. Sau nhiều lần lắp ráp và chạy thử nghiệm, sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1473127344-anh-3
Các thành viên trong nhóm trình bày nguyên lý hoạt động của robot tại Sự kiện StartUp Unitour 2.
Khi hoạt động, robot sẽ tự động chạy theo các đường mối hàn, đầu dò siêu âm sẽ phát hiện và ghi nhận – đánh dấu lỗi tại các mối hàn (nếu có), sau đó sẽ báo thông tin từ khu vực lỗi về cho người điều khiển xử lý. “Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí, kể cả góc nghiêng hoặc thẳng đứng 90 độ.
 
“Nhóm em tạo ra sản phẩm này với hy vọng tăng chất lượng công việc kiểm tra lỗi mối hàn tại các thân tàu và giảm chi phí cũng như sức người cho các khâu thực hiện. Ví dụ như chi phí để kiểm tra lỗi tại một con tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn và kích thước lớn phải lên đến cả tỉ đồng và mất rất nhiều thời gian kiểm tra. Công nhân phải leo trèo để dò lỗi rất tốn công. Trong khi chỉ cần một vài con robot thì mọi vấn đề đã được xử lý đơn giản”, bạn Lưu Quang Thành cho biết.
Sinh viên khởi nghiệp với dự án "Vườn rau thông minh" 1473127344-anh-4
“Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí.
Theo như chia sẻ của Thành, nguyên lý hoạt động và thiết kế cho phép robot  hoạt động thuận lợi hơn rất nhiều so với con người, chính vì thế mà bên cạnh việc nâng cao chất lượng công việc thì nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng cũng được giảm thiểu.
Hiện tại, trường ĐH Duy Tân và nhóm nghiên cứu đã phối hợp với nhà máy đóng tàu Sông Thu thử nghiệm mô hình robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu tại công xưởng trước khi đưa vào sản xuất rộng rãi. Đề tài cũng đã được triển lãm tại sự kiện StartUp Unitour 2 vừa qua tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đề tài trên, nhóm đã thực hiện và giới thiệu những dự án về robot khác như: Robot hàn vỏ tàu tự động, robot thăm dò khuyết tật bồn chứa xăng dầu, robot làm nhẵn bề mặt mối hàn…Hy vọng với sự sáng tạo của bản thân nhóm cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà trường, nhóm nghiên cứu sẽ thành công trên con đường khởi nghiệp từ những chú robot “made by…sinh viên” của mình.
Đoàn Lê

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết