You are not connected. Please login or register

Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Với việc ghi được 1.200 điểm sau 18 giờ thi đấu liên tục, đội tuyển ISIT-DTU của Đại học (ĐH) Duy Tân đã xếp thứ 7 trong Top 10 đơn vị có kết quả cao nhất tại Cuộc thi An toàn Thông tin HITB GSEC 2016 diễn ra tại Singapore trong 2 ngày 25 và 26-8-2016.
Cuộc thi An toàn Thông tin HITB GSEC 2016 là cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ của Hội thảo Bảo mật HITB GSEC qua sự kết hợp giữa Hack-In-The-Box (HITB) - công ty bảo mật hàng đầu của Malaysia và GSEC - một công ty tư vấn bảo mật của Singapore.
Tham gia dự thi tại HITB GSEC 2016 là các đội tuyển mạnh đến từ nhiều trường đại học và công ty bảo mật hàng đầu trên thế giới. Với thành tích là đơn vị xếp ở vị trí 31 Thế giới và thứ 2 tại Việt Nam trên bảng xếp hạng CTF Time (tại địa chỉ https://ctftime.org/stats/2016/VN) cùng những thành tích ấn tượng khác gặt hái được tại các cuộc thi An toàn Thông tin quy mô quốc gia và quốc tế trong những năm gần đây, ĐH Duy Tân tự hào là một trong những đơn vị được góp mặt tranh tài tại HITB GSEC 2016.
Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 Anh-1472725753
Với kết quả ấn tượng gặt hái được tại cuộc thi HITB GSEC 2016, đội tuyển ISITDTU đã góp phần nâng cao vị thế của ĐH Duy Tân trên “đấu trường” An toàn Thông tin thế giới
Tương tự như các cuộc thi về An toàn Thông tin khác, các đội tuyển dự thi tại HITB GSEC 2016 cùng nhau tranh tài với phần thi CTF Jeopardy (còn gọi là thi “Cướp cờ”), một hình thức thi kiến thức chuyên sâu về Bảo mật Máy tính theo mô hình trò chơi Chiến tranh Mạng. Các đội tuyển phải giải các bài tập thuộc 5 chủ đề: Web Vuln (Lỗ hổng web), Reverse (Dịch ngược), Pwnable (Khai thác lỗ hổng phần mềm), Forensics (Điều tra số), và Crypto (Mã hóa). Mỗi bài tập trong cuộc thi đều dựa trên các tình huống lỗi bảo mật về an ning mạng xảy ra trong thực tế.
Trong suốt quá trình thi đấu, không ít đội tuyển đã không thể vượt qua được các thử thách của cuộc thi và phải bỏ cuộc giữa chừng thì các “chiến binh” của đội tuyển ISITDTU với 4 thành viên gồm: Võ Viết Tùng, Nguyễn Oanh Thương, Võ Thừa Phúc Nguyên và Nguyễn Hữu Tuất đến từ Khoa Công nghệ Thông tin - ĐH Duy Tân vẫn kiên trì thi đấu đến phút cuối. Kết quả, đội tuyển ISITDTU đã đứng thứ 7 trong Top 10 đơn vị có điểm thi cao nhất sau khi ghi được 1.200 điểm. Đây là phần thưởng xứng đáng ghi nhận tài năng và những nỗ lực của đội tuyển ISITDTU tại HITB GSEC 2016. Tại bảng xếp hạng, đội tuyển +217 của Đại học Quốc gia Đài Loan xếp thứ Nhất và vị trí thứ Nhì thuộc về đội tuyển HITCON đến từ một công ty bảo mật lớn cũng của Đài Loan.

Trực tiếp hướng dẫn đội tuyển ISITDTU, ThS. Nguyễn Kim Tuấn - giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: “Cùng với những thành tích đã gặt hái được trong thời gian gần đây như: giải Ba tại cuộc thi WhiteHat Contest 11, xếp thứ 13 tại giải Hackcon 2016 với 681 đội tuyển dự thi trên toàn cầu, xếp hạng thứ 4 trong tổng số 20 đội thi đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới ở Thụy Sĩ và xếp thứ 17 chung cuộc (tính cả kết quả của các nhóm chuyên gia đến từ các công ty bảo mật toàn cầu) tại cuộc thi An toàn Thông tin Quốc tế 2016,... kết quả của sinh viên Duy Tân tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 một lần nữa khẳng định vị thế của ĐH Duy Tân trên ‘đấu trường’ An toàn Thông tin thế giới. Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cùng kỹ năng cho đội tuyển ISIT-DTU, nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên ngành Công nghệ Thông tin có thể phát huy năng lực của bản thân để tự tin hơn nữa khi tranh tài cùng bạn bè quốc tế trên những sân chơi chuyên nghiệp”.

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sinh viên khởi nghiệp với dự án “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”
 
 Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng.
Trong thời đại công nghệ tự động hóa, ý tưởng về những chú robot thay thế con người làm việc nặng nhọc không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), các nhà nghiên cứu trẻ đã có những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp với dự án có tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”.
Nhóm nghiên cứu gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Các bạn đã mất hơn một năm nghiên cứu và xây dựng ý tưởng. Theo bạn Lưu Quang Thành, đại diện nhóm cho biết thì sản phẩm được ra đời dựa trên những tìm hiểu và ghi nhận của nhóm về công việc kiểm tra các mối hàn cơ khí ở các nhà máy đóng tàu.
Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 1473127344-anh-1
Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 1473127344-anh-2
Robot có kích thước tương đối nhỏ gọn, với đầu dò siêu âm và tích hợp camera ghi nhận hình ảnh
Kiểm tra các mối hàn trên thân tàu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, bởi với một con tàu có kích thước và tải trọng lớn thì công sức cũng như chi phí bỏ ra cho công tác nhân công và lắp đặt giàn giáo là không hề nhỏ. Từ thực tế đó, các bạn có suy nghĩ: Phải làm sao để cải tiến năng suất công việc mà lại tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc?
Có ý tưởng, nhóm bắt đầu bắt tay vào quá trình “hiện thực hóa” đề tài. Sau nhiều lần lắp ráp và chạy thử nghiệm, sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.
Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 1473127344-anh-3
Các thành viên trong nhóm trình bày nguyên lý hoạt động của robot tại Sự kiện StartUp Unitour 2.
Khi hoạt động, robot sẽ tự động chạy theo các đường mối hàn, đầu dò siêu âm sẽ phát hiện và ghi nhận – đánh dấu lỗi tại các mối hàn (nếu có), sau đó sẽ báo thông tin từ khu vực lỗi về cho người điều khiển xử lý. “Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí, kể cả góc nghiêng hoặc thẳng đứng 90 độ.
 
“Nhóm em tạo ra sản phẩm này với hy vọng tăng chất lượng công việc kiểm tra lỗi mối hàn tại các thân tàu và giảm chi phí cũng như sức người cho các khâu thực hiện. Ví dụ như chi phí để kiểm tra lỗi tại một con tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn và kích thước lớn phải lên đến cả tỉ đồng và mất rất nhiều thời gian kiểm tra. Công nhân phải leo trèo để dò lỗi rất tốn công. Trong khi chỉ cần một vài con robot thì mọi vấn đề đã được xử lý đơn giản”, bạn Lưu Quang Thành cho biết.
Sinh viên ĐH Duy Tân nằm trong Top 10 tại Cuộc thi HITB GSEC 2016 1473127344-anh-4
“Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí.
Theo như chia sẻ của Thành, nguyên lý hoạt động và thiết kế cho phép robot  hoạt động thuận lợi hơn rất nhiều so với con người, chính vì thế mà bên cạnh việc nâng cao chất lượng công việc thì nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng cũng được giảm thiểu.
Hiện tại, trường ĐH Duy Tân và nhóm nghiên cứu đã phối hợp với nhà máy đóng tàu Sông Thu thử nghiệm mô hình robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu tại công xưởng trước khi đưa vào sản xuất rộng rãi. Đề tài cũng đã được triển lãm tại sự kiện StartUp Unitour 2 vừa qua tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đề tài trên, nhóm đã thực hiện và giới thiệu những dự án về robot khác như: Robot hàn vỏ tàu tự động, robot thăm dò khuyết tật bồn chứa xăng dầu, robot làm nhẵn bề mặt mối hàn…Hy vọng với sự sáng tạo của bản thân nhóm cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà trường, nhóm nghiên cứu sẽ thành công trên con đường khởi nghiệp từ những chú robot “made by…sinh viên” của mình.
Đoàn Lê

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết