You are not connected. Please login or register

Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

“Điều quan trọng là tôi học được một thái độ, một tinh thần y đức mà bất kỳ người điều dưỡng nào bắt buộc cũng phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả” - Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy, giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ. Sau 3 tuần với các giờ học lý thuyết kết hợp thực hành, ngày 3/3 vừa qua, Đại học Duy Tân cùng Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM), Hội hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức (CHLB) Đức (ViFi) đã tổ chức bế giảng khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, diễn ra từ ngày 13/2 đến ngày 3/3/2017. Tham dự khóa học có 150 học viên là các cán bộ điều dưỡng đang công tác tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại Đà Nẵng, (như Trung tâm Y tế quận Hải Châu, quận Thanh Khê, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 – Bộ Công An) các giảng viên và sinh viên khoa Điều dưỡng của Đại học Duy Tân và Trường Trung Cấp Âu Lạc (Huế).
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Gio%20thuc%20hanh%20ky%20nang%20cham%20soc_1
 Giờ học lý thuyết chuyên môn kết hợp thực hành của khóa đào tạo. -Ảnh do Đại học Duy Tân cung cấp.
Học sự tận tụy, tận tâm và xả thân cho người bệnh
“Đây là khóa học rất bổ ích đối với tôi và chắc chắn tất cả các anh chị học viên, các em sinh viên cũng đều có chung nhận xét như vậy. Trong 3 tuần, chúng tôi đã học được rất nhiều điều, làm quen với một công nghệ về điều dưỡng thực sự của nền Y học CHLB Đức, một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về Y khoa.
Nói đúng hơn là một quy trình về công nghệ về điều dưỡng với các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ mà ai ai cũng mơ được như thế để cứu chữa hiệu quả cho người bệnh. Chẳng hạn một kỹ thuật thông thường thôi là “xông tiểu”, ngành Y nước bạn chế tạo và sử dụng những dụng cụ nhìn thì đơn giản, nhưng vô cùng tiện lợi và hiện đại.
Đó là bộ dụng cụ thông tiểu tiên tiến kèm với kỹ thuật đơn giản nhưng lại cho khả năng làm giảm mức độ nhiễm trùng niệu mà có nơi ở Việt Nam mình, theo tôi biết, có đến 90% người bệnh chịu nhiễm trùng niệu …
Nhưng điều quan trọng là tôi học được một thái độ y đức mà người điều dưỡng bắt buộc phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả”, điều dưỡng viên cũng là người thân, là con, là cháu, là vợ, là chồng, là ông, là bà, là người nhà của người bệnh. Sự tận tâm với một thái độ hết lòng chăm sóc, xem cơn đau, sự khó chịu mà người bệnh đang chịu đựng như của chính mình hay người thân của mình” - cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Chon_0620
Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế  đón nhận Chứng chỉ từ Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
- Ảnh: T.N.
Hợp tác Đức- Việt vì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
Được biết, khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, được khởi sự trao đổi bàn bạc cách đây gần một năm giữa Đại học Duy Tân và Tổ chức ViFi (chính xác là vào tháng 4/2016) qua nhịp cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến ngày 15/12/2016, chương trình hợp tác, được Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM - là Trung tâm có chức năng kiểm tra và giám sát tuyển lao động toàn cầu trong hợp tác quốc tế các hoạt động của Chính phủ CHLB Đức) phê chuẩn, chấp thuận.
“Thực sự cả về phía các bạn Đức cũng như Việt Nam chúng ta, thời gian chuẩn bị chỉ trong vòng vài tháng để triển khai. Ban Tổ chức khóa đào tạo cả 2 phía đều gặp phải những khó khăn như công tác chuẩn bị chuyên gia tình nguyện Đức, chuẩn bị nội dung chi tiết, chuẩn bị các thủ tục hành chính, đi lại, lưu trú, …
Tuy nhiên, với mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của khóa đào tạo, cuối cùng, mọi việc cũng hoàn tất để khóa đào tạo diễn ra thành công như đã hoạch định theo 3 nhóm chủ đề: Thực hành Điều dưỡng chuyên nghiệp ; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Cân bằng dinh dưỡng và nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Đức tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng. Đây là các vấn đề rất cần thiết và rất đáng quan tâm hiện nay trong nghiệp vụ điều dưỡng nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung” - Thầy thuốc Nhân dân, Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Chon_0599
 Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức phát biểu tại Lễ bế giảng-
Trao Chứng chỉ (ảnh trên) và đón nhận lẵng hoa tri ân của lãnh đạo Đại học Duy Tân (ảnh tiếp theo). -Ảnh: T.N.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức:
“Thời gian 3 tuần tuy ngắn nhưng với sự làm việc nhiệt tình của các chuyên gia từ Đức và Hà Lan (các Cô giáo Dorothea Moczek, Annegret Lieberoth-Leden, Ascha Kikstra, …) cũng như tinh thần học hỏi cao của các học viên, khóa học cũng đã cung cấp khá đầy đủ những kiến thức căn bản và nâng cao mà một người điều dưỡng viên cần có khi làm việc tại Đức nói riêng và tại Châu Âu nói chung.
 
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lực lượng điều dưỡng viên người Việt học tập và làm việc tại cộng hòa liên bang Đức ngày một tăng, góp phần giải quyết vấn nạn thiếu hụt điều dưỡng viên tại các bệnh viện, các trại dưỡng lão tại Đức. Việc cung cấp thông tin chính xác và kỹ năng phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao khả năng tiếp cận, rút ngắn thời gian thích ứng của các điều dưỡng viên đã qua đào tạo.
 

Đó là mục tiêu chính của toàn khóa học cũng như mục tiêu của dự án là hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, cụ thể: Mục tiêu số 1: Xóa nghèo; mục tiêu số 4:Giáo dục chất lượng cao; mục tiêu số 5: Bình đẳng giới; mục tiêu số 8: Nhiều việc làm và nền kinh tế phát triển tốt; mục tiêu số 10: Giảm bất bình đẳng giới; mục tiêu số 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững; mục tiêu số 12: Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có trách nhiệm; mục tiêu số 17: các quan hệ đối tác cho phát triển bền vững”.

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng, kỳ cuối: Mở ra cơ hội trao đổi nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam với các nước
Ngày nay trên thế giới, tại các nước trong khu vực, cũng như ở Việt Nam, nhu cầu và vai trò của chăm sóc điều dưỡng ngày càng quan trọng, đóng góp tích cực trong quy trình chăm sóc sức khỏe của con người, đặc biệt là chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng người bệnh. Rõ nét nhất là đáp ứng công việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ cô đơn, những người khuyết tật … Tất cả đều rất cần sự trợ giúp tích cực của xã hội và hoạt động y tế mà lực lượng chuyên nghiệp bao gồm các thầy thuốc và điều dưỡng chuyên khoa được đào tạo cẩn thận và có chất lượng. Đặc biệt nhất vẫn là đào tạo bài bản và thấm nhuần “vào tận máu thịt người học, người làm điều dưỡng” sự tận tụy, hy sinh và xả thân vì người bệnh.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Chon_0641
Bạn Đào Văn Lực, quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, sinh viên năm thứ nhất, ngành Điều dưỡng đa khoa, ĐH Duy Tân (bìa phải ảnh) cùng các bạn sinh viên tham dự khoa đào tạo nhận Chứng chỉ - Ảnh: T.N
“Điều đầu tiên em học được là sự tận tâm của điều dưỡng viên, xem người bệnh như người thân thương nhất của mình hoặc thậm chí là chính mình để phục vụ với tất cả sự tận tâm. Cái gì mà người điều dưỡng viên có thể làm được thì dốc hết sức, làm hết lòng để người bệnh mau bình phục.
Còn về công nghệ điều dưỡng của nước bạn, thì … em ước gì ngành Y chúng ta cũng được trang bị những dụng cụ hiện đại như thế, từ kim lấy máu (phục vụ xét nghiệm) theo công nghệ mới, người được lấy máu không thấy đau, không có cảm giác sợ…
Và cuối cùng em học được nhiều kỹ năng mới mà nhân viên điều dưỡng cần phải biết, biết một cách thuần thục đó là cách di chuyển người bệnh, các biện pháp can thiệp nhanh trong khi chờ bác sỹ chuyên khoa đến xử lý trong tình huống người bệnh khó thở hay bất ngờ đột quỵ” – bạn Đào Văn Lực, quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, sinh viên năm thứ nhất, ngành Điều dưỡng đa khoa, ĐH Duy Tân chia sẻ.
Mở ra cơ hội trao đổi nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam với các nước
Không chỉ nhu cầu nguồn nhân lực trong nước đối với ngành Điều dưỡng ngày càng tăng, mà trong xu thế hội nhập, hợp tác lao động toàn cầu, một số nước phát triển, trong đó có CHLB Đức, Nhật Bản, đều thông qua con đường liên quốc gia và các tổ chức xã hội, luôn có nhu cầu tuyển chọn Cử nhân, Cao đẳng và lực lượng hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng Việt Nam (cũng như các quốc gia khác) sang làm việc tại nước mình.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu các nhu cầu, cách thức phục vụ, tập quán, các hoạt động kỹ thuật điều dưỡng hiện đang tiến hành ở các nước sở tại, mô hình tổ chức điều dưỡng, các đặc điểm tâm lý và giao tiếp…đều là những vấn đề rất thiết thực cần được tìm hiểu, học hỏi và giảng dạy, đào tạo sớm. Đó cũng chính là mục đích và nội dung đầy nhân văn của khóa đào tạo, chuyển giao này.
Và đây cũng là lý do vì sao, trong chuyến công tác tại miền Trung Việt Nam mới đây, Ngài Đại sức đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức tại Việt Nam – Cart Georg Christian Berger - và đoàn đại biểu các bộ, ngành, doanh nghiệp tháp tùng đã đến thăm, tìm hiểu và làm việc tại Đại học Duy Tân.
Ngài Đại sứ đã ghi nhận các đề nghị hợp tác giúp đỡ trong lĩnh vực Sinh học phân tử, vấn đề dạy tiếng Đức cho một số cơ sở đào tạo điều dưỡng… và đặc biệt là hợp tác chuyển giao chương trình đào tạo, nhằm tuyển dụng điều dưỡng viên sang Đức tu nghiệp và làm việc.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Chon_0630
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng (ảnh trên) và Thầy thuốc Nhân dân, Phó GS.TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân - trao Chứng chỉ và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên kháo đào tạo (3/3/2017). Được biết, khóa đào tạo có 15 nội dung, trong đó phía CHLB Đức cấp Chứng chỉ cho  3 nội dung phía bạn đã chuyển giao.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Chon_0638
 -Ảnh: T.N.
“Khóa đào tạo mà hôm nay chúng ta kết thúc đã cung cấp cho các giảng viên, các điều dưỡng viên tại Việt Nam những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về nghề điều dưỡng tại CHLB Đức, cũng như kiến thức về chế độ dinh dưỡng phù hợp và yêu cầu ngoại ngữ đối với người nước ngoài khi làm việc trong ngành điều dưỡng tại Đức.
Tôi cho rằng, không chỉ là kiến thức học thuật, khóa học đã mang đến những kinh nghiệm rất cụ thể, kể cả giới thiệu những khó khăn của điều dưỡng viên người nước ngoài, đặc biệt là người Việt, khi làm việc tại Đức.
Khóa đào tạo đã góp phần mang đến cái nhìn toàn diện về nghề điều dưỡng tại Đức, cung cấp thông tin cho những giảng viên, trợ giảng, những người hướng dẫn thực hành nhằm mở rộng thông tin đến các học viên đang theo học điều dưỡng. Giúp họ cập nhật đầy đủ nhất về công việc cụ thể và các kỹ năng mới nhất trong ngành điều dưỡng.
Điều này càng có ích, như tôi đã nói, đối với một điều dưỡng viên khi sang làm việc tại Đức nói riêng và tại Châu Âu nói chung” - bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh phân tích thêm.
"Trong suốt khóa đào tạo, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở và nhấn mạnh cho các học viên, mặc dù phần lớn đã được đào tạo qua chương trình Đại học, về mặt lý thuyết, nhưng phần thực hành lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghề điều dưỡng – một nghề độc lập, có lịch sử, truyền thống lâu đời và nội dung hoạt động, nội dung phục vụ như một thiên chức, thì ngày càng phát triển. Chính vì thế kinh nghiệm thực hành ở các nước tiên tiến có nền Y học hiện đại như CHLB Đức, mà chúng ta được tiếp nhận là vô cùng quí báu” - Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh khẳng định.

T.Ngọc thực hiện

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Thông tin Tuyển sinh Đại học Duy Tân 2017
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức A3a732e9-ee34-4d7a-9cb3-642971ef7c22
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 26d980e0-8f11-4d68-9901-04b678f7fb67
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 7effd27f-6076-4781-a860-701622432452
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 521b6f08-866a-4b67-8fb8-f39ff7c14489
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 6df81916-ce21-4703-b200-dda2e858a1bb
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 779cbd5c-7f8b-43ae-9860-14846b2f8839
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 3da8b330-f6ed-49c0-9b9a-31dafb1d53e3
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 9c7d1ba7-ffa6-401b-9a75-d608506d02b7
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 096185ad-deb7-4c95-8696-c51435040755
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 3c32325e-5d7f-4e9b-b88a-479e0b4b9546
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức 5f7900f5-df89-4980-9811-a3e0508c8942
 

Nguồn: http://tuyensinh.duytan.edu.vn/Page/EnrollArticleViewDetail.aspx?idart=593&idcat=26

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết