You are not connected. Please login or register

Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Sau 5 tháng triển khai, Tối 14-11, Chương  trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2016 khép lại với lễ  trao thưởng cho các công trình, sáng kiến tiêu biểu nhất.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 6-1479135408
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, thứ trưởng Bộ GD&ĐT tặng hoa cho các tác giả lọt vào vòng chung kết giải thưởng "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tới dự lễ trao giải có ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết, BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên VN; bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; ông Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long và các nhà giáo dục, nhà khoa học trong ban giám khảo của chương trình.
Ba công trình, sáng kiến tiêu biểu đã được lựa chọn từ 16 công trình, sáng kiến của vòng chung kết (15 công trình, sáng kiến do ban giám khảo lựa chọn và 1 công trình, sáng kiến được bình chọn nhiều nhất).
Đó là: sáng kiến “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” của tác giả Lê Thị Bé Nhung - Trường THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre;
Công trình “Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe” của nhóm tác giả: Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thọ, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng;
Công trình “Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở  trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Quốc Huy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mỗi công trình, sáng kiến tiêu biểu sẽ được nhận kỷ niệm chương của Đoàn TNCS HCM, giấy chứng nhận của chương trình và phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
Đây là các công trình, sáng kiến được ban giám khảo đánh giá cao về sự mới mẻ, thiết thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học, hướng tới mục tiêu đổi mới GD-ĐT.Theo các thành viên ban giám khảo, trong số các công trình, sáng kiến được lựa chọn vào chung kết, nhiều công trình, sáng tạo đã có cả tính thương mại. Có nghĩa đó là những sản phẩm có thể nhân rộng được ở ngoài thị trường, ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 8-1479135408
Ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bên phải) và ông Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long (bên trái) tặng hoa cảm ơn các chuyên gia trong ban sơ khảo và ban chung kết chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Chương trình Trí thức trẻ với Giáo dục do báo Tuổi Trẻ, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức trong hơn 5 tháng qua đã nhận được 267 công trình, sáng kiến từ 49 tỉnh, thành phố.
Nhiều công trình, sáng kiến hướng tới việc thiết kế chế tạo các mô hình, thiết bị phục vụ dạy học theo phương pháp mới, phát huy năng lực, kĩ năng của học sinh, sinh viên.
Thành công của chương trình mùa đầu tiên này là tiền đề cho chương trình Trí thức trẻ vì Giáo dục của các năm tiếp theo, tạo nên một sân chơi trí tuệ thường niên cho người trẻ thể hiện tâm huyết, trí tuệ với giáo dục.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 3-1-1479135408
Đồng chí Lê Quốc Phong - Uỷ viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCSHCM phát biểu khai mạc buổi lễ trao giải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết, BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên VN:
Hãy tiếp tục để hiện thực hóa tâm huyết
Việc tổ chức Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục là một sân chơi mới cho trí thức trẻ phát huy năng lực, tâm huyết cho việc đổi mới giáo dục.
Tuy với yêu cầu khó nhưng chương trình đã thu hút được đông đảo trí thức trẻ tham dự với nhiều công trình, sáng kiến được đầu tư công phu, có giá trị thực tiễn, có ý nghĩa góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và học.
“Tôi đề nghị các tác giả có công trình, sáng kiến tiêu biểu được trao giải hôm nay tiếp tục nghiên cứu để hiện thực hóa tâm huyết của mình”, ông Phong nhấn mạnh.
* Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Bộ GD-ĐT sẽ có trách nhiệm
Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục sẽ gợi mở để có nhiều hơn nữa những người trẻ đóng góp tâm huyết, trí tuệ  cho sự nghiệp GD.
“Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, ngành GD-ĐT rất cần sự đóng góp của các trí thức trẻ”, bà Nghĩa chia sẻ. Bà Nghĩa cũng khẳng định sẽ có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu các công trình, sáng kiến tốt để có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học.
* Ông Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Long:
Thách thưc lớn

Năm đầu tiên chúng tôi gặp rất nhiều thách thức. Cụ thể là thời gian để các tác giả tham gia hạn chế,  chương trình cần phải có một ban giám khảo có uy tín, nội lực để đưa ra một quyết định sáng suốt đối với các công trình, sáng kiến ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
 
Nhưng chúng tôi đã được sự hưởng ứng của nhiều trí thức trẻ với số lượng công trình, sáng kiến khá lớn, đối tượng dự thi đa dạng, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thành công này tạo tiền đề tốt để chương trình tiếp tục triển khai vào các năm sau tốt hơn.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Trithuctre2-anhnguyenkhanh-1479133555
Các vị đại biểu trao tặng bằng khen và hoa cho ba tác giả và nhóm tác giả có các công trình xuất sắc nhất tại lễ trao giải chương trình "tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Trithuctre1-anhnguyenkhanh-1479133555

Ba tác giả và nhóm tác giả có các công trình xuất sắc nhất tại lễ trao giải chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Trao giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục”
Cuộc thi "Tri thức trẻ vì giáo dục" thu hút 267 công trình sáng kiến về đổi mới dạy học, sáng kiến chế tạo đồ dùng dạy học... thu hút các giáo viên, đoàn viên, nhân dân quan tâm tới giáo dục tham gia, tác giả nhỏ tuổi nhất có tác phẩm dự thi mới 12 tuổi đến từ Lạng Sơn.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Anh-1-1479139710255
16 tác giả, nhóm tác giả có công trình sáng tạo lọt vào vòng chung khảo của chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2016
Tối 14/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2016 với sự góp mặt của 16 tác giả, nhóm tác giả có công trình, sáng kiến xuất sắc nhất được lựa chọn vào chung khảo. Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” được tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua các công trình, sáng kiến.
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: “Chương trình là một sân chơi trí tuệ cho những người trẻ, những người thanh niên có tâm huyết với ngành giáo dục, để có nhiều sáng kiến, phương pháp mới để phục vụ cho dạy và học, và có những đổi mới trong việc chế tạo thiết bị, giáo cụ trực quan và những nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời thông qua đó chúng ta tôn vinh những tấm gương là thanh niên, học sinh, sinh viên, giảng viên, giáo viên… đã có nhiều sáng kiến góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tôi được biết, có nhiều công trình của các em học sinh mới chỉ 12, 16 tuổi mà đã được áp dụng tại trường học và nhiều địa phương. Phải nói rằng sức sáng tạo của con người là vô hạn, và trong thời điểm này, ngành giáo dục rất cần những người trẻ tài năng như vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Anh-4-1479139710271
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ trao giải chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2016
Ba công trình, sáng kiến tiêu biểu đã được lựa chọn từ 16 công trình, sáng kiến của vòng chung kết là: sáng kiến “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” của tác giả Lê Thị Bé Nhung - Trường THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre; Công trình “Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe” của nhóm tác giả: Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thọ, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng; Công trình “Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Quốc Huy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đây là các công trình, sáng kiến được ban giám khảo đánh giá cao về sự mới mẻ, thiết thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học, hướng tới mục tiêu đổi mới GD-ĐT. Theo các thành viên ban giám khảo, trong số các công trình, sáng kiến được lựa chọn vào chung kết, nhiều công trình, sáng tạo đã có cả tính thương mại. Có nghĩa đó là những sản phẩm có thể nhân rộng được ở ngoài thị trường, ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học.
Là một trong 3 tác giả giành giải thưởng xuất sắc của chương trình, tác giả Lê Thị Bé Nhung, giáo viên trường THPT Phan Ngọc Tòng, huyện Ba Trị, tỉnh Bến Tre với công trình “Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” chia sẻ: “Khi mình còn là 1 học sinh, mình thấy có một số người bạn nữ mang thai, làm mẹ khi còn ở tuổi thành niên. Đến khi mình đã trở thành giáo viên, mình nhận thấy rằng việc lồng ghép giảng giải những kiến thức về giáo dục giới tính với môn Sinh học mà mình đang giảng dạy, hoặc các môn học khác như Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường thì vẫn chưa giải quyết hết được vấn đề thiếu kiến thức giới tính của học sinh. Đó chính là những trăn trở và cũng là động lực thúc đẩy mình làm dự án này".
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Anh-3-1479139710229
3 tác giả có 3 công trình sáng tạo tiêu biểu nhất được vinh danh: tác giả Lê Thị Bé Nhung - Trường THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre; nhóm tác giả: Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thọ, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Quốc Huy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3 tác giả có 3 công trình sáng tạo tiêu biểu nhất được vinh danh: tác giả Lê Thị Bé Nhung - Trường THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre; nhóm tác giả: Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lương Thọ, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Quốc Huy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đánh giá các tác phẩm dự thi, ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Ban giám khảo – cho biết: “Về mặt quản lý nhà nước, để ứng dụng các công trình, nhà nước có thể cấp thêm kinh phí bên cạnh các nguồn lực xã hội. Sau khi tìm ra các sản phẩm có tính mới và thực tiễn, nhà nước – trước hết là Bộ Giáo dục & Đào tạo nên giao bộ phận chuyên môn để nghiên cứu thêm về những sản phẩm này. Các cuộc thi này là một nguồn để tạo làn gió mới cho giáo dục vì thu hút người trẻ với tính sáng tạo cao và thu hút cả những người ngoài ngành với nhiều ý tưởng mới mẻ”.
TS Võ Văn Thành Nghĩa – Tổng GĐ Tập đoàn Thiên Long; Phó trưởng ban chỉ đạo cuộc thi - cho biết: “Hơn 260 bài dự thi trong năm đầu tiên là một tín hiệu rất đáng mừng và tích cực. Tích cực vì đây là cơ hội để tri thức trẻ thể hiện tâm huyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt trước những vấn đề nóng của giáo dục hiện nay rất cần được giải quyết trên cơ sở khoa học và có sự nghiên cứu thấu đáo. Nội dung của những tác phẩm dự thi rất phong phú, đề cập đến giải pháp đối với việc thiếu hụt các sáng chế dụng cụ học tập, các phương pháp học hiệu quả, những bất cập về giáo dục giới tính trong học đường, bệnh thành tích trong giáo dục...”.
 
“Tri thức trẻ vì giáo dục” là chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức. Năm 2016 là năm đầu tiên chương trình được triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm cổ vũ, khuyến khích đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua các công trình, sáng kiến.
Được phát động vào ngày 28/4/2016, "Tri thức trẻ vì giáo dục" thu hút 49 đơn vị tham gia với 267 công trình sáng kiến. Trong có 108 công trình sáng kiến tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường từ mầm non cho đến đại học; 92 sáng kiến chế tạo các đồ dùng, thiết bị dạy học và 67 công trình nghiên cứu trong giáo dục có thể ứng dụng nhiều bậc học.

Nhiều tác giả dự thi là giáo viên, đoàn viên thanh niên trẻ công tác trong ngành giáo dục. Nhưng cũng có người làm việc ở các lĩnh vực khác quan tâm đến việc đổi mới giáo dục. Đặc biệt, có 20 công trình của tác giả là học sinh, sinh viên, tác giả nhỏ nhất tham gia mới 12 tuổi ở Lạng Sơn. Bên cạnh đó, trong 16 tác giả lọt vào chung khảo chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”, tác giả trẻ tuổi nhất năm nay 16 tuổi, đến từ Hậu Giang. Em là em Phạm Nguyễn Anh Ngữ (16 tuổi), học sinh trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với sáng chế phần mềm “Trợ thủ học tập” ứng dụng trên di động.

minhuyen0301


Công thần
Công thần

Công nghệ cơ thể người 3D giành giải tri thức trẻ vì giáo dục
Nhóm tác giả thuộc Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã hoàn thiện hệ thống mô phỏng 3D về cấu tạo cơ thể người gồm hệ xương, cơ, thần kinh, tiêu hóa… phục vụ cho giảng dạy của sinh viên ngành y.
Tối 14/11, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải "Tri thức trẻ vì giáo dục" cho các công trình, sáng kiến hay phục vụ giảng dạy, học tập. Qua vòng sơ loại, 16 công trình, sáng kiến của các tác giả vào vòng chung khảo.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 DDT-0982-4702-1479141915
Các tác giả có công trình nhận giải thưởng 100 triệu nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi. Ảnh: P.X.
Ba công trình có khả năng ứng dụng rộng rãi trong dạy học nhận giải thưởng 100 triệu đồng, gồm: ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe của nhóm tác giả Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Minh Đức và Nguyễn Lương Thọ đến từ Đại học Duy Tân (Đà Nẵng); sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học của cô giáo Lê Thị Bé Nhung, Trường THPT Phan Ngọc Tòng (Bến Tre); và thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Quốc Huy, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Sáng kiến dùng công nghệ 3D mô phỏng cơ thể người phục vụ cho dạy học y khoa của nhóm tác giả đến từ Đại học Duy Tân được đánh giá cao về tính khả thi. Công trình hoàn thiện hệ thống mô phỏng 3D về các hệ trong cơ thể người, như xương, cơ, thần kinh, tiêu hóa… và cơ thể người gồm đầy đủ các hệ chạy trên thiết bị di dộng để phục vụ giảng dạy, tra cứu thông tin.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Y1-5481-1479141915
Các mạch máu được mô phỏng 3D. Ảnh: Nhóm tác giả.
Trong dạy học, mô hình này sử dụng dưới hai hình thức: học 2D trong các phòng máy tính của trường, mỗi sinh viên một máy và tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của giảng viên; học 3D trực quan tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D; giảng viên dùng air- mouse để giảng còn sinh viên được trang bị kính 3D.
Thạc sĩ Lê Văn Chung, chủ nhiệm đề tài cho biết, giải phẫu là môn học mô tả các chi tiết cấu tạo cơ thể nên cần nhiều phương tiện hỗ trợ như xác, xương rời, tiêu bản, tranh, mô hình…, song mô hình, tranh luôn thiếu bởi chi phí quá đắt, các phòng thực hành giải phẫu cũng luôn quá tải. Xác người là phương tiện trực quan tốt nhất song khó kiếm vì hiến xác liên quan đến tình cảm, phong tục, tâm linh muốn "mồ yên mả đẹp" của người Việt. Ứng dụng 3D có thể giúp sinh viên ngành y được quan sát những chi tiết trên cơ thể người trực quan, sinh động nhất dù là ảo.
Khi thực hiện công trình, nhóm gặp nhiều khó khăn, cần sự thẩm định đúng đắn của các giáo sư đầu ngành nên đã tìm tới Đại học Y dược Huế. "Rất may là nhiều thầy tâm huyết, thích thú với đề tài này nên một hội đồng chuyên khoa của Đại học Y dược Huế được thành lập, thẩm định độ chính xác của công trình và chấp nhận đưa vào thực tế giảng dạy", anh Chung cho hay.
Thời gian tới, kỳ vọng của cả nhóm là mở rộng xây dựng bệnh nhân ảo, tình huống về bệnh hay gặp ở Việt Nam, phát triển nội soi ảo, phẫu thuật ảo trên cơ thể ảo để luyện nghề, cho sinh viên quan sát, học hỏi trước khi trải nghiệm thực tế.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Y2-2849-1479141915
Hệ thần kinh, mạch máu và hệ tiêu hóa được mô phỏng bằng công nghệ 3D. Ảnh: Nhóm tác giả.
GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng, đề tài rất hấp dẫn, nên nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng giảng dạy môn Sinh học trong trường phổ thông chứ không chỉ phục vụ sinh viên khối ngành Y dược.
Đánh giá các đề tài, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân - thành viên ban giám khảo cho biết chất lượng các công trình tương xứng với kỳ vọng của hội đồng. "Chúng tôi trao đổi kỹ với nhóm tác giả và thấy rằng họ đầu tư rất bài bản. Chất lượng công trình cũng đa dạng, có sản phẩm chỉ ở mức ý tưởng hay nhưng có tác phẩm đã được khảo nghiệm nhiều nơi", ông nói.
Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long và báo Tuổi trẻ triển khai trong giai đoạn 2016-2020 nhằm cổ vũ, khuyến khích thanh niên, trí thức trẻ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua các công trình, sáng kiến. Qua 5 tháng triển khai, chương trình tiếp nhận 267 sáng kiến, trong đó có 108 công trình đổi mới phương pháp dạy học, 92 sáng kiến chế tạo công cụ dạy học mới, 67 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Tác giả nhỏ nhất 12 tuổi, có tác giả gửi 10 sáng kiến dự thi.
 

Hoàng Phương

minhuyen0301


Công thần
Công thần

[size=39]Học giải phẫu trên mô hình cơ thể ảo[/size]
(Chinhphu.vn) - Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu và học tập về giải phẫu cơ thể người, các giảng viên Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã ứng dụng công nghệ 3D để tạo ra cơ thể người ảo hoàn chỉnh với những chi tiết toàn toàn giống người thật.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Nhom%20nghien%20cuu
Nhóm phát triển đề tài của Đại học Duy Tân. Ảnh: VGP/Thế Phong
Công trình này được giới chuyên môn đánh giá cao về sự mới mẻ, thiết thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi vào hoạt động dạy học.
Thạc sĩ Lê Văn Chung, Đại học Duy Tân, Trưởng nhóm phát triển đề tài cho biết trong ngành y, giải phẫu là môn cơ bản và quan trọng nhất mà tất cả sinh viên theo học các ngành y đa khoa, dược, điều dưỡng, chẩn đoán hình ảnh… đều phải học. Đây là môn học mô tả chi tiết cấu tạo cơ thể, đòi hỏi phải có phương tiện hỗ trợ như xác, xương rời, tiêu bản, tranh, mô hình…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, do lượng người hiến xác khan hiếm, việc học tập, thực hành trên xác động vật không thể thay thế cơ thể người, hơn nữa cũng bị hạn chế bởi quyền giết mổ động vật. Trong khi đó, các mô hình, tranh, hình ảnh, tiêu bản mô phỏng cơ thể có giá thành rất đắt đỏ mà cũng khó có thể giúp sinh viên nắm được chi tiết giải phẫu, đặt biệt là các hệ cơ, thần kinh và tiêu hóa.
Đây là lý do dẫn đến việc học tập và giảng dạy môn giải phẫu vẫn còn tình trạng giảng “chay” và thường xảy ra tình trạng quá tải ở các phòng thực hành giải phẫu của các cơ sở đào tạo y dược.
Trước bài toán nan giải đó, anh Lê Văn Chung cùng các cộng sự đã nghĩ đến việc tạo ra một cơ thể bệnh nhân ảo và bệnh nhân này sẽ có các bệnh theo yêu cầu đào tạo. “Trên cơ sở sự phát triển của phần cứng cũng như kỹ thuật đồ họa máy tính, chúng tôi đã bắt tay xây dựng hệ thống dữ liệu bệnh nhân ảo hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên khối khoa học sức khỏe”, anh Lê Văn Chung chia sẻ.
 
Hệ thống này gồm có khối tương tác 3 chiều là mô hình cơ thể ảo cho phép người sử dụng thực hiện các thao tác giải phẫu thông qua dụng cụ giải phẫu ảo; khối giao diện người dùng 2 chiều cung cấp những thông tin phản hồi trực quan từ mô hình trong quá trình giải phẫu cũng như những thông tin hướng dẫn trong phiên đào tạo.
Qua một thời gian phát triển, nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Duy Tân đã tạo ra cơ thể người ảo hoàn chỉnh với những chi tiết toàn toàn giống người thật, có tỉ lệ chính xác. Dự án được thẩm định bởi các chuyên gia hàng đầu về giải phẫu của Đại học Y khoa Huế, Đại học Y Hà Nội nhằm bảo đảm tính chính xác của cơ thể người.
Hệ thống mô phỏng 3D thực tại ảo này mô tả chi tiết các bộ phận chính của cơ thể người như hệ xương, cơ, thần kinh… Các tác giả cũng hoàn thiện hệ thống mô phỏng hệ tiêu hóa kết hợp với mạch máu mang lại hình ảnh trực quan, sinh động hơn nhiều lần so với học trên tiêu bản và mô hình plastic.
Sản phẩm 3D thực tại ảo này giúp sinh viên học môn giải phẫu có thể tương tác trực quan và bóc tách các chi tiết trên cơ thể ảo, giúp người học hình dung, quan sát các chi tiết một cách đầy đủ, các mốc giải phẫu được tùy biến, các tình huống được thiết kế phù hợp với bài giảng của giảng viên.
Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016 Mo%20phong%20day%20than%20kinh%20cung%20cac%20mach%20mau
Mô phỏng cơ thể người trong dạy học được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải cho các phòng thực hành. Ảnh: VGP/Thế Phong
Giảng viên, bác sĩ Bùi Thanh Bình, Khoa Y, Đại học Duy Tân, cho biết ứng dụng công nghệ 3D mô phỏng cơ thể trong dạy học đã giúp giảm tải cho phòng thực hành. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi sẽ mở ra một hướng đi mới cho cả người dạy lẫn người học trong điều kiện nguồn xác người và xác động vật phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu ngày càng khan hiếm.
Một ưu điểm nữa là các mô hình này chạy được trên máy tính, thiết bị di động, xem được ở chế độ 2D, 3D, có dữ liệu mô tả và giải thích bằng song ngữ Việt-Anh, giúp sinh viên, giảng viên dễ dàng tra cứu, tự nghiên cứu về môn giải phẫu, chẩn đoán hình ảnh, đồng thời có thể xem đi xem lại nhiều lần. Ngoài hỗ trợ giảng dạy, mô hình này còn có thể sử dụng để luyện tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.
Thạc sĩ Lê Văn Chung cho biết, hiện mô hình này đang được áp dụng cho việc dạy và học ngành y tại các trường Đại học Duy Tân, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Công nghệ Đồng Nai và Đại học Buôn Ma Thuột. Không dừng lại ở việc phát triển cơ thể ảo phục vụ cho môn giải phẫu, sắp tới nhóm nghiên cứu sẽ phát triển mô phỏng nội soi và mổ nội soi trên cơ thể ảo nhằm hỗ trợ sinh viên, cán bộ y tế thực hành bộ môn nội soi.
 

Thế Phong

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết