Sau gần một năm đàm phán, đầu năm 2016, Đại học (ĐH) Duy Tân (Đà Nẵng) và Đại học St. Ambrose (Davenport, Iowa) đã tiến hành ký kết thỏa thuận trao đổi giảng viên cho các công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Theo đó, mỗi học kỳ sẽ có từ 2 đến 5 giảng viên Duy Tân sẽ đến giảng dạy tại ĐH St. Ambrose theo cơ chế nửa kỳ hoặc toàn học kỳ. Tương tự, ở chiều ngược lại, một số lượng tương tự các giảng viên của ĐH St. Ambrose cũng đến giảng dạy và làm một số dự án nghiên cứu ở Duy Tân.
TS. Lê Nguyên Bảo, Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân và GS. TS. Paul Koch, Hiệu trưởng ĐH St. Ambrose tại lễ ký kết
“Mở hàng” cho hoạt động này, Th.S. Trần Tuấn Đạt, giảng viên khoa Đào tạo Quốc tế, ĐH Duy Tân đã đến Iowa từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 để tham gia giảng dạy ở 2 nội dung môn Lãnh đạo trong Tổ chức và Chiến lược Mua bán cho sinh viên của ĐH St. Ambrose.
Sĩ số của sinh viên ở từng lớp học ở Mỹ đều chỉ dừng lại ở con số trên dưới 20, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy. Trong khi đó, yêu cầu về chiều sâu kiến thức và nội dung giảng dạy, lại thường là khó khăn yêu cầu giảng viên phải chuẩn bị tỉ mỉ hơn trước mỗi giờ lên lớp.
Th.S. Đạt trao đổi về trải nghiệm của mình ở Iowa: “Yêu cầu tiếp cận các nguồn tài liệu học thuật đa dạng là rất quan trọng cho mỗi giờ lên lớp ở Mỹ. Bù lại, các phương tiện về thư viện sách và thư viện điện tử ở một trường đại học Mỹ là tốt hơn, nên cũng không mất quá nhiều công sức cho việc tìm kiếm các tài liệu khi cần. Tôi rất ngạc nhiên là dù quanh mình giờ đây hầu hết là các sinh viên da trắng, nhưng việc trao đổi và giảng dạy vẫn diễn ra khá thoải mái. Các bạn sinh viên Mỹ có một điểm vượt trội là luôn nối kết và liên hệ bài học trên lớp của mình với những hoạt động khác trong đời sống của họ, từ công việc họ đang làm thêm đến tranh luận với bố mẹ người thân ở nhà đến các hoạt động hội nhóm như viết báo, thể thao, vân vân. Họ cũng có động lực học tập mạnh hơn sinh viên Việt Nam dù nhiều bạn học lực có thể không bằng, có lẽ vì hầu hết đều phải tự vay tiền đi học”.
ThS. Trần Tuấn Đạt trong một giờ lên lớp tại ĐH St. Ambrose
Đánh giá về công tác giảng dạy của Th.S. Trần Tuấn Đạt tại ĐH St. Ambrose, GS. Dave O’Connell cho biết: “Tôi đánh giá rất cao góc nhìn quốc tế của thầy Đạt về vai trò của lãnh đạo và sự khác biệt trong tác phong lãnh đạo giữa các nền văn hóa khác nhau. Những ví dụ ở Việt Nam và châu Âu mà thầy Đạt trình bày trong lớp học thật sự khiến sinh viên của khoa thay đổi nhận thức về thế nào là hình thức lãnh đạo tối ưu trong các doanh nghiệp của những ngành nghề đặc biệt”.
Công tác trao đổi giảng dạy của ĐH Duy Tân với các trường ở nước ngoài, nằm trong mục tiêu của Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân, nhằm bước đầu nâng tầm chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên cán bộ nhà trường, tạo sự tự tin cho họ khi tiếp cận với một môi trường giáo dục Đại học nước ngoài.
Kỳ vọng công tác giảng dạy của các giảng viên Duy Tân ở nước ngoài sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho sinh viên Việt Nam chính tại trường sau khi các giảng viên này hoàn thành những đợt trao đổi giảng dạy trở về từ nước ngoài.
Theo đó, mỗi học kỳ sẽ có từ 2 đến 5 giảng viên Duy Tân sẽ đến giảng dạy tại ĐH St. Ambrose theo cơ chế nửa kỳ hoặc toàn học kỳ. Tương tự, ở chiều ngược lại, một số lượng tương tự các giảng viên của ĐH St. Ambrose cũng đến giảng dạy và làm một số dự án nghiên cứu ở Duy Tân.
TS. Lê Nguyên Bảo, Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân và GS. TS. Paul Koch, Hiệu trưởng ĐH St. Ambrose tại lễ ký kết
“Mở hàng” cho hoạt động này, Th.S. Trần Tuấn Đạt, giảng viên khoa Đào tạo Quốc tế, ĐH Duy Tân đã đến Iowa từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 để tham gia giảng dạy ở 2 nội dung môn Lãnh đạo trong Tổ chức và Chiến lược Mua bán cho sinh viên của ĐH St. Ambrose.
Sĩ số của sinh viên ở từng lớp học ở Mỹ đều chỉ dừng lại ở con số trên dưới 20, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy. Trong khi đó, yêu cầu về chiều sâu kiến thức và nội dung giảng dạy, lại thường là khó khăn yêu cầu giảng viên phải chuẩn bị tỉ mỉ hơn trước mỗi giờ lên lớp.
Th.S. Đạt trao đổi về trải nghiệm của mình ở Iowa: “Yêu cầu tiếp cận các nguồn tài liệu học thuật đa dạng là rất quan trọng cho mỗi giờ lên lớp ở Mỹ. Bù lại, các phương tiện về thư viện sách và thư viện điện tử ở một trường đại học Mỹ là tốt hơn, nên cũng không mất quá nhiều công sức cho việc tìm kiếm các tài liệu khi cần. Tôi rất ngạc nhiên là dù quanh mình giờ đây hầu hết là các sinh viên da trắng, nhưng việc trao đổi và giảng dạy vẫn diễn ra khá thoải mái. Các bạn sinh viên Mỹ có một điểm vượt trội là luôn nối kết và liên hệ bài học trên lớp của mình với những hoạt động khác trong đời sống của họ, từ công việc họ đang làm thêm đến tranh luận với bố mẹ người thân ở nhà đến các hoạt động hội nhóm như viết báo, thể thao, vân vân. Họ cũng có động lực học tập mạnh hơn sinh viên Việt Nam dù nhiều bạn học lực có thể không bằng, có lẽ vì hầu hết đều phải tự vay tiền đi học”.
ThS. Trần Tuấn Đạt trong một giờ lên lớp tại ĐH St. Ambrose
Đánh giá về công tác giảng dạy của Th.S. Trần Tuấn Đạt tại ĐH St. Ambrose, GS. Dave O’Connell cho biết: “Tôi đánh giá rất cao góc nhìn quốc tế của thầy Đạt về vai trò của lãnh đạo và sự khác biệt trong tác phong lãnh đạo giữa các nền văn hóa khác nhau. Những ví dụ ở Việt Nam và châu Âu mà thầy Đạt trình bày trong lớp học thật sự khiến sinh viên của khoa thay đổi nhận thức về thế nào là hình thức lãnh đạo tối ưu trong các doanh nghiệp của những ngành nghề đặc biệt”.
Công tác trao đổi giảng dạy của ĐH Duy Tân với các trường ở nước ngoài, nằm trong mục tiêu của Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân, nhằm bước đầu nâng tầm chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên cán bộ nhà trường, tạo sự tự tin cho họ khi tiếp cận với một môi trường giáo dục Đại học nước ngoài.
Kỳ vọng công tác giảng dạy của các giảng viên Duy Tân ở nước ngoài sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho sinh viên Việt Nam chính tại trường sau khi các giảng viên này hoàn thành những đợt trao đổi giảng dạy trở về từ nước ngoài.